Nhà chồng tôi có 3 anh em. Anh trai chồng đã lập gia đình và ở cùng bố mẹ. Còn cô em gái đã theo chồng đi nước ngoài. Vợ chồng tôi vào Nam làm ăn nhưng không thuận lợi. Cuộc sống cũng không thấy phù hợp nên được khoảng 2 năm thì chúng tôi quay về Bắc.
Mẹ chồng tôi biết hoàn cảnh của 2 vợ chồng nên bảo chúng tôi cứ ở chung nhà với bố mẹ và anh chị cho vui, không phải tính chuyện mua nhà ở riêng làm gì cho tốn kém. Bố chồng tôi luôn thích con cháu ở chung, quây quần đông đúc nên vợ chồng tôi cũng làm theo ý gia đình.
Ngôi nhà của gia đình chồng khoảng 35m2, xây 2 tầng và 1 tum. Khi vợ chồng tôi về ở, gia đình đã cải tạo tầng 3 thành phòng ngủ. Căn phòng của chúng tôi mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh.
Tôi xin được việc kế toán ở một công ty nhỏ, lương 12 triệu đồng. Chồng làm tư vấn bán hàng nên thu nhập có tháng cao tháng thấp. Thời gian rảnh, tôi bán thêm hàng trên mạng để tăng thu nhập.
Cuộc sống khá thoải mái, chúng tôi cũng chưa phải làm việc gì cần đến số tiền lớn nên suốt thời gian dài tôi không hỏi mẹ về số vàng đã gửi. Tôi nghĩ cứ để mẹ giữ hộ đến khi nào cần thì lấy.
Sống cùng nhà chồng đông người, cũng có lúc va chạm phức tạp, căn phòng của hai vợ chồng giờ trở nên chật chội khi tôi sinh thêm em bé. Sắp tới con đầu lòng của tôi chuẩn bị vào lớp một, tôi bảo chồng xin bố mẹ mua nhà ở riêng cho thoải mái và xin học cho con vào trường tốt gần nhà.
Bố chồng có ý không hài lòng. Nhưng mẹ chồng là người tâm lý, yêu con thương cháu và cũng rất thực tế. Bà nói rằng bố mẹ không có điều kiện cho chúng tôi tiền mua nhà, nếu chúng tôi có kinh tế thì đến giờ mua ở riêng "cũng được rồi".
Thực ra, sau vài năm về nhà chồng, lễ Tết tôi thường đi chợ nấu ăn, lo chu đáo mọi việc. Nhà có giỗ, tôi cũng tự ý thức đi chợ, dậy nấu từ sớm lo cùng chị dâu.
Tôi nghe mẹ nói như vậy lấy làm vui lắm. Để có đủ tiền mua nhà, chồng nhắc tôi lấy vàng cưới ra bán. Tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản nhưng khi ngỏ lời xin lại vàng thì mẹ ruột tôi dùng dằng, không muốn đưa.
Tôi thấy lạ nên gặng hỏi, cuối cùng mẹ mới tiết lộ số vàng cưới của tôi hiện tại chỉ còn 1 cây. Mẹ nói bằng giọng mệt mỏi sau nhiều lần tôi thúc giục: "Nếu con cần gấp thì mẹ đi vay nóng mua vàng trả lại con".
Mẹ kể rằng mấy tháng trước, dì tôi xây nhà có hỏi vay tiền nên bà đã cho vay nửa cây vàng của tôi. Giờ tôi cần gấp, bà không biết nói với dì thế nào.
Trong khi đó, năm ngoái, mẹ đem mấy miếng vàng (tổng 1 cây vàng) của tôi đi cho người ta vay với mong muốn lấy lãi cao. Lãi chưa thấy đâu nhưng người vay thì đã trốn khỏi nơi cư trú.
Mẹ giấu tôi tất cả mọi chuyện. Tôi nghe vậy chỉ biết thở dài. Tôi càng áp lực hơn khi chồng liên tục hỏi chuyện vàng cưới.
Tôi biết không thể giấu anh lâu được, nhưng nói ra sự thật lại sợ tình cảm mẹ vợ con rể sứt mẻ. Tôi tính đi vay mượn bạn bè để bù vào nhưng tôi ngại khi anh phát hiện lại càng khó ăn nói.
Bây giờ tôi nên làm thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả Thanh Bình
Lanh, lụa mà không nhăn
Đi dọc các cửa hàng bán vải trong khu chợ Thành Công (Hà Nội) hỏi vải may váy đi làm, đâu đâu người bán hàng cũng mời chào: “Có vải đời mới đấy. Không nhăn mà lại mát mẻ, chỉ 120 ngàn đồng/mét thôi”.
Và vải “đời mới” đã trở thành mặt hàng hot tại đây!
Trong những mùa hè trước, đồ ngủ vải lanh và lụa vốn là mặt hàng được nhiều chị em ưa thích bởi sự mềm mại, thoáng mát và nhanh khô khi giặt. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của vải lanh là chúng quá mỏng, nhăn nhúm và hoa văn, họa tiết khá “quê” trong khi vải lụa lại khó chăm sóc và giá thành đắt.
Chính vì lí do đó, vải lanh nghiễm nhiên trở thành chất liệu dành riêng cho đồ ngủ. Còn vải lụa không thu hút được nhiều người mua. Loại vải này chỉ dành riêng cho áo dài hoặc những loại đồ ngủ cao cấp.
“Những năm trước tôi nhập hàng cây vải lanh về chỉ để bán buôn cho các cơ sở may gia công chuyên đồ ngủ, rất ít bán lẻ. Rất thưa khách hỏi mua vải lanh mà nếu có cũng chỉ để may đồ mặc ở nhà”, chị Nguyễn An một chủ sạp vải tại chợ Thành Công cho biết.
![]() |
Một số mẫu vải chống nhăn mới được bày bán tại chợ Thành Công với giá từ 120 đến 150 ngàn đồng/mét. |
Nhiều tín đồ thời trang công sở buộc phải lựa chọn những chất liệu khá thô và bí trong mùa hè. Chị Thu Anh chủ một cửa hàng may trên đường Kim Giang cho biết: “Hè năm ngoái, váy, áo công sở mùa hè chưa có ai đặt may vải lanh hay lụa. Họ thường chọn ren, voan hoặc thun. Chất liệu này cũng khá mềm và nhẹ nhưng so về độ thoáng mát không thể bằng lanh được”.
Mùa hè năm nay, vải “đời mới” ra đời xóa tan những định kiến về “quá khứ đáng ghét” của lanh và lụa nhiều năm nay. Vải lanh mới thường được gọi là lanh Hàn Quốc với hai mẫu chính lanh thô và lanh xốp với đặc trưng khác nhau.
Lanh thô dệt khá dày dặn, kín sợi, ít nhăn giữ được phom dáng. Nhược điểm nhỏ của loại vải này là không có độ co giãn và không được thoáng mát bằng vải lanh thông thường. Lanh xốp mỏng và nhẹ nhàng song dễ nhăn và mỏng hơn lanh thô. Nhưng với cả hai loại vải này khi khách hàng thử vò nhẹ nhàng vải đều không để lại nếp nhàu.
Cùng với đó là vải sợi tổng hợp mặt lụa hay được gọi là lụa tổng hợp. Chất vải mềm tay, phần mặt vải bóng, không nhăn và kết cấu sợi dệt cũng chắc chắn, bền bỉ hơn lụa thường. Tuy nhiên điểm yếu của lụa tổng hợp là không mát và nhẹ nhàng bằng lụa thường.
![]() |
Ứng dụng của vải lanh hiện tại giúp nữ công sở đẹp cả khi đi làm lẫn đi chơi |
Đa phần chủ cửa hàng vải ở chợ Hôm (Hà Nội) đều khẳng định nhiều khách hàng thích hai loại vải đời mới này vì mẫu mã đa dạng, họa tiết cũng “tinh” và sang trọng hơn. Thay cho những mẫu vải xanh đỏ với hoa lớn chỉ dành cho đồ ngủ, loại vải này thiên về màu nền nhạt và hoa văn nhỏ khi may đồ công sở tạo phong cách thanh lịch, nhã nhặn.
Chính vì những ưu điểm này mà vải đời mới được rất nhiều chị em yêu mến. Anh Tuấn Hùng, chủ sạp vải tại chợ Hôm cho biết: “Mẫu vải không nhăn đời mới được nhập về khoảng một tháng nay đã bán gần hết. Khách hàng thích vì khi may lên vải không để lại nhiều đường nhăn nhúm, dễ giặt là. Giá cả cũng không quá đắt từ 120 ngàn đến 150 ngàn đồng/mét tùy loại”.
Kinh nghiệm mua và may vải "đời mới"
Với loại vải lanh và lụa đời mới khi chọn vải khách hàng nên phân biệt rõ ràng: lanh thô để may váy công sở hoặc váy dạo phố. Lanh xốp dành riêng cho áo chui, áo sơ mi hoặc những loại váy phom dáng rộng như chân váy midi, maxi. Lụa tổng hợp dành cho sơ mi hoặc áo chui đầu dáng xuông.
Dù đã có nhiều cải tiến đáng kể, tuy nhiên vải lanh và lụa đời mới vẫn không có độ co giãn thoải mái như thun vì vậy không nên chọn chúng cho những loại váy ôm sát. Nên chọn dáng váy xòe nhẹ nhàng hoặc váy xuông. Nếu lựa chọn vải lanh may váy bà bầu cũng nên lưu ý đến độ co giãn của vải để mặc được lâu dài.
![]() |
Với vải lanh hoặc lụa tổng hợp mới nên may những mẫu váy xòe nhẹ và ôm sát vừa phải vì vải không có giãn và vẫn dễ nhăn sau một ngày dài. |
Điểm yếu của vải lanh và lụa là nhăn nhúm sau khi giặt vậy nên với váy áo lanh không nên giặt máy và dùng chất tẩy quá mạnh.
Hai loại vải này dễ bục và mủn nên phơi ở nơi râm mát. Khi là cần để nhiệt độ ấm hoặc nếu cẩn thận nên lót một chiếc khăn mỏng lên trên sẽ giữ được độ bền lâu hơn. Nên nhẹ tay khi kéo khóa váy hoặc cài cúc để giữ được độ bền lâu hơn.
Khách hàng có thể tìm mua vải lanh hoặc lụa tổng hợp ở những chợ vải nổi tiếng ở Hà Nội như chợ Kim Liên, Thành Công, chợ Hôm hay chợ Ninh Hiệp với mức giá từ 120 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/mét.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Cơn sốt vải không nhăn cho nàng công sởTại Đông Nam Á, BYD đang xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên ở Thái Lan với công suất 150.000 xe/năm. Ngoài ra, họ cũng đang xem xét đặt thêm nhà máy ở một quốc gia lân cận khác như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Tuy nhiên, kế hoạch tiến xuống vùng Nam Á với mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị trường xe điện của Ấn Độ vào năm 2030 của BYD đã phải dừng bước trước quyết định "rắn tay" của chính phủ nước này. Mới đây, đề xuất của BYD và đối tác công ty tư nhân Megha Engineering and Infrastructures ở Ấn Độ muốn bắt tay để thành lập liên doanh và xây nhà máy xe điện trị giá 1 tỷ đô la Mỹ đã bị khước từ.
Bộ Thương mại Ấn Độ, Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Nội địa Ấn Độ (DPIIT) đã từ chối với lý do lo ngại về an ninh.
Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biên giới có thể là nguyên nhân gián tiếp. Nhưng thực tế, trước BYD, một công ty khác là Great Wall Motor cũng đã bị từ chối kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 7/2022, dù đã mất 2 năm rưỡi chuẩn bị các kế hoạch.
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất và cũng là thị trường xe hai bánh lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ). Ô tô điện đang chiếm 1% trong số 3 triệu ô tô được bán ra mỗi năm, nhưng tốc độ sẽ tăng dần. Chính phủ New Delhi muốn tăng tỷ lệ này lên 30% vào năm 2030 và đã đưa ra một loạt chính sách để đạt được điều đó, bao gồm giảm thuế cho người tiêu dùng. Các hãng xe điện nội địa Ấn Độ cũng được ưu đãi lớn về thuế, phí, có thể giảm thời gian thử nghiệm để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Tata Motors đang là hãng xe nội địa chiếm 88% thị phần tại quốc gia này cũng đã đặt mục tiêu đạt 30% tỷ lệ sử dụng xe điện vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tata đưa ra chiến lược ra mắt các sản phẩm xe điện cỡ nhỏ, pin nhỏ, đồng nghĩa với việc giá thành rẻ và thời gian sạc pin ngắn. Cụ thể chính là hai mẫu Tigor EV và Nexon EV với mức giá từ 1.249.000 - 1.375.000 Rupee (tương đương 354,5 - 390,2 triệu đồng), có thể sạc thường 100% trong 7,5-8,5 giờ, di chuyển quãng đường tối đa 312-315 km.
Việc Chính phủ Ấn Độ thẳng thừng từ chối các "ông lớn" xe điện đến từ Trung Quốc trước mắt sẽ là lợi thế cho các hãng xe nội địa tranh thủ thời gian để chiếm thêm thị phần, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt phát triển công nghệ, trong đó có công nghệ pin và khung gầm hiện đang là thế mạnh của Trung Quốc.
Theo SCMP, Hindustan Times